
chụp ảnh lưu niệm cùng thầy cô Hội đồng tại phiên bảo vệ.


lĩnh vực Khoa học Tự nhiên.
Đáng chú ý, một số đề tài đã đạt đến chất lượng công bố khoa học, với nhiều bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước có uy tín. Đặc biệt, có một đề tài đã công bố tới năm bài báo khoa học, trong đó có một bài thuộc danh mục Scopus – Q1, thể hiện năng lực nghiên cứu vượt trội và tiềm năng phát triển học thuật lâu dài.

Đề tài “Ứng dụng AI thiết kế video phục vụ dạy học văn bản thơ cho học sinh lớp 3 (Theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” là một trong 5 đề tài thuộc lĩnh vực Khoa học Giáo dục được lọt vào vòng xét chọn cấp Trường năm nay. Chia sẻ về cảm hứng thực hiện đề tài, nhóm sinh viên đến từ Khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm non cho biết, xuất phát từ thực tế khó khăn trong việc dạy học thơ ở bậc tiểu học – một thể loại văn học giàu cảm xúc và hình ảnh – nhóm đã đề xuất ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thiết kế học liệu số hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt theo hướng trực quan và cá nhân hóa. Đề tài không chỉ mang ý nghĩa lý luận trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy mà còn có giá trị thực tiễn khi hỗ trợ giáo viên trong việc tiếp cận công nghệ giáo dục hiện đại.
Chia sẻ sau buổi bảo vệ, nhóm tác giả cho biết, các phản biện từ Hội đồng đã giúp nhóm định hình rõ hơn định hướng phát triển đề tài, đặc biệt là trong việc đánh giá hiệu quả triển khai trong thực tế lớp học. Các thầy cô cũng đưa ra những góp ý sâu sắc về mặt thẩm mỹ, tính mở trong tiếp nhận văn học và khả năng gợi mở hình ảnh qua video minh họa. Những đóng góp này không chỉ giúp nhóm hoàn thiện đề tài mà còn mở ra nhiều ý tưởng sáng tạo cho các nghiên cứu giáo dục tiếp theo.
Bên cạnh đó, đề tài “Thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM chủ đề 'Ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp” trong dạy học Chuyên đề “Mở đầu về điện tử học – Vật lí 11” cũng thu hút sự chú ý của Hội đồng chuyên môn và người tham dự. Theo chia sẻ của nhóm tác giả, đề tài ra đời từ thực tế giáo dục STEM trong nhà trường hiện còn mang tính hình thức, chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và đời sống. Từ đó, nhóm đề xuất mô hình trải nghiệm STEM mới, gắn với việc giải quyết các vấn đề thực tế.
Lấy cảm hứng từ cách mạng công nghiệp 4.0, nhóm đã tích hợp các công nghệ như IoT, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa vào các sản phẩm học tập để giúp học sinh phát triển năng lực vật lí qua trải nghiệm thực tế. Trong quá trình thực hiện, nhóm đã vượt qua nhiều thử thách như tìm kiếm địa điểm khảo sát, chế tạo thiết bị công nghệ, và thực hiện thực nghiệm sư phạm tại một nông trại ở huyện Hòa Vang. Đề tài không chỉ là thành quả nghiên cứu mà còn mở ra một dự án giáo dục STEM ứng dụng công nghệ cao mà nhóm đang ấp ủ triển khai trong tương lai gần.

trong dạy học Chuyên đề “Mở đầu về điện tử học – Vật lí 11”.

lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Các công trình đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường sẽ được công bố và trao giải tại Ngày hội Khoa học và Đổi mới Sáng tạo 2025, diễn ra vào ngày 28/5/2025 tới đây. Hy vọng, những thành công của các đề tài, công trình nghiên cứu năm nay sẽ tiếp tục đánh dấu một bước tiến mới trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Nhà trường. Qua đó, khẳng định vai trò của sinh viên không chỉ là người học mà còn là những người sáng tạo tri thức, đồng hành cùng Nhà trường trong sứ mệnh nghiên cứu, đổi mới và phát triển khoa học vì cộng đồng.